Trong một khảo sát mới đây của Kaspersky với 18.000 người dùng Internet trên thế giới, 74% không nhận biết được các mối nguy hiểm trực tuyến có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Theo các chuyên gia, bên cạnh nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, việc “dùng công nghệ diệt công nghệ” là điều hết sức cần thiết nếu như người dùng không muốn lộ lọt thông tin.

Mã độc tràn lan

Trong cuộc khảo sát thực hiện trên 18.000 người dùng Internet thế giới mới đây, Kaspersky Lab đã kiểm tra sự nhận thức của người dùng khi yêu cầu tải ca khúc “Yesterday” của Beatles. Trong 4 tùy chọn tải về, chỉ có 1 tập tin an toàn ở định dạng *.wma, được cố tình đặt tên là “Betles.Yesterday.wma”. Kết quả, chỉ có 26% (1/4) số người tham gia lựa chọn tập tin này.

Tùy chọn nguy hiểm nhất là tập tin có đuôi *.exe, chứa phần tử “mp3” mang tên “Beatles_Yesterday.mp3.exe” đã lừa được 34% người tham gia khảo sát. Trong khi đó, 14% người dùng tải tập tin screensaver src. (loại tập tin gần đây được dùng để phát tán thông tin độc hại) và 26% chọn tập tin có định dạng *.zip. (loại định dạng có thể chứa nhiều file nguy hiểm).

Ngoài ra, theo khảo sát hàng năm về mối đe dọa an ninh người dùng 2015, người dùng ngày càng lo ngại về các mối đe dọa mạng và lưu trữ thông tin cá nhân trên thiết bị nhiều hơn nhưng lại bất cẩn hơn. Cụ thể, số người được khảo sát sẵn sàng nhập thông tin tài chính hoặc cá nhân vào những trang web mà họ không biết rõ tăng nhẹ trong năm 2014, từ 30% lên 31%. Trong khi đó, số người tin rằng mình không phải mục tiêu của tấn công mạng tăng mạnh từ 40% lên 46%.

Trước đó, năm 2014, Kaspersky cho hay nguy cơ lây nhiễm mã độc của Việt Nam cao nhất thế giới với 2,34%, đứng sau đó là Ba Lan 1,88% và Hy Lạp 1,70%...

Thông tin mới nhất từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thì khẳng định vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng là vô cùng bức thiết. Trong 9 tháng đầu năm, VNCERT đã phát hiện hơn 3.296.200 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc và bị điều khiển bởi các máy chủ bên ngoài lãnh thổ, 18.085 website bị nhiễm và lây lan mã độc…

Viettel làm “vệ sĩ di động” miễn phí

Trong bối cảnh thiết bị di động đang dần thay thế máy tính trong việc truy cập Internet, rõ ràng, nguy cơ mất an toàn thông tin là rất cao. Nhiều cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật cũng cho thấy, đích nhắm của hacker là những chiếc smartphone vốn chứa nhiều những dữ liệu nhạy cảm của người dùng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng sử dụng một loạt các biện pháp tổng thể, nhiều tầng lớp bảo vệ để ngăn chặn hacker. Ngoài việc nâng cao ý thức bảo mật, phải dùng các biện pháp công nghệ để “diệt” công nghệ, cài đặt các phần mềm bảo vệ smartphone… Tuy nhiên, sử dụng phần mềm nào thì cũng cần phải cân nhắc xuất xứ trước khi cài đặt.

Ra mắt thử nghiệm từ tháng 2/2015 và chính thức cung cấp miễn phí cho khách hàng của mạng Viettel từ tháng 6/2015, ứng dụng Phonesafe có đầy đủ các tính năng không thua kém các sản phẩm tính phí.

Theo đó, Phonesafe có các tính năng quét phần mềm độc hại (ăn cắp dữ liệu, nghe lén), cảnh báo mất an toàn thiết bị, duyệt web an toàn, chia sẻ kinh nghiệm, chống trộm, khóa ứng dụng, sao lưu danh bạ.

Với Phonesafe, người dùng được chia sẻ kinh nghiệm đồng thời được cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thiết bị qua việc chỉ ra các ứng dụng có thể lấy thông tin, dữ liệu cá nhân như thông tin cuộc gọi, tin nhắn... Hiện, ứng dụng này đã có mặt trên nhiều các hệ điều hành như Android, iOS, Windowsphone, BlackBerry.

“Khi người dùng gặp rủi ro về dữ liệu, lỗi không thuộc về nhà mạng nhưng với tinh thần bảo vệ khách hàng được đặt lên hàng đầu, PhoneSafe được Viettel cung cấp miễn phí. Đây cũng là kim chỉ nam của Viettel trong việc đem các dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng,” đại diện Viettel chia sẻ.

Chi tiết về 7 tính năng của ứng dụng phonesafe khách hàng tham khảo tại trang web: http://baovekhachhang.vn/

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google