Nhiều người ví von màn hình chính là gương mặt của chiếc điện thoại.

Màn hình là "cổng" tương tác chính yếu giữa người dùng và thiết bị di động, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên nhất đến trải nghiệm. Vì lý do này, trong suốt những năm qua, các nhà sản xuất đã hết sức nỗ lực cải thiện chất lượng hiển thị của màn hình cùng những bước tiến ấn tượng về công nghệ.

"Ma trận" ô vuông

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 1.

Motorola DynaTAC 8000X - "Anh cả" làng di động.

Hành trình tìm hiểu về sự "tiến hóa" của công nghệ màn hình trên di động dĩ nhiên nên bắt đầu từ chiếc điện thoạidi động đầu tiên mang tên gọi Motorola DynaTAC 8000X. Lúc đó, với nhiều giới hạn về công nghệ, sản phẩm được coi là "anh cả" làng di động này chỉ có một màn hình LED nhỏ cùng khả năng hiển thị hạn chế. Kích thước máy như một "cục gạch" theo nghĩa đen cũng là điều người ta nhớ mãi về thiết bị này. Trong trường hợp bạn chưa biết, Motorola DynaTAC 8000X được giới thiệu lần đầu vào năm 1983.

Phải tới 15 năm sau, điện thoại di động mới bắt đầu trở nên phổ biến cùng sự giúp sức của Nokia và những thiết bị được xếp vào hàng "huyền thoại" như Nokia 5110. Lúc bấy giờ, màn hình đen trắng của chiếc điện thoại này được thiết kế dưới dạng ma trận những điểm ảnh đơn sắc cùng khả năng hiển thị tối đa 90 ký tự. So với công nghệ hiện tại, những gì Nokia 5110 làm được là sức hết khiêm tốn, tuy nhiên đây rõ ràng là một trong những điểm khởi đầu của "kỷ nguyên di động' với doanh số lên tới hàng trăm triệu máy tiêu thụ.

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 2.

Nokia 5510, một trong những chiếc điện thoại có doanh số tốt của Nokia.

Sau thời đại màn hình đen trắng, công nghệ phát triển cho ra đời màn hình màu LCD (Liquid Crystal Display, tạm dịch: màn hình tinh thể lỏng) và TFT (Thin Film Transistor, tạm dịch: bóng bán dẫn dạng phim mỏng). Hai loại màn hình mới này nhanh chóng được các hãng sản xuất áp dụng trên sản phẩm của mình và đến nay nó vẫn còn được sử dụng. Sau một thời gian công nghệ màn hình chững lại, người dùng chuyển sang quan tâm đến thiết kế màn hình, hay nói khác hơn là những chiếc điện thoại có màn hình độc đáo.

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 3.

Samsung SGH-A200 được coi là điện thoại vỏ sò đầu tiên có thiết kế hai màn hình.

Năm 1998, Samsung cho ra mắt chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên, Samsung SGH-500. Theo sau đó là dòng điện thoại nắp gập hai màn hình đầu tiên, Samsung SGH-A200, vào năm 2001. Từ đó, dòng điện thoại nắp gập 2 màn hình ngày càng trở nên phổ biến và được thay thế dần bằng màn hình màu, đáng chú ý là chiếc Samsung SGH-T100 – điện thoại nắp gập màn hình màu đầu tiên. Nokia và Motorola cũng là hai nhà sản xuất khác có nhiều thiết bị nắp gập thú vị. Một thời gian dài, điện thoại nắp gập hai màn hình (còn được gọi vui bằng tên gọi "vỏ sò") đã làm người dùng yêu công nghệ "bấn loạn".

Kỷ nguyên màn hình cảm ứng - Cơn bão cuốn đi tất cả

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 4.

IBM Simon là chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng.

Có thể bạn chưa biết, công nghệ màn hình cảm ứng đã được tạo ra lần đầu tiên từ năm 1962 bởi E.A. Johnson, song mãi phải tới năm 1992, loại màn hình này mới được tích hợp thành công vào một sản phẩm điện thoại hoàn thiện. Chiếc máy này có tên gọi IBM Simon. Nhờ màn hình cảm ứng, dòng máy của IBM được coi như chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới - mốc khởi đầu của thế hệ smartphoe màn hình cảm ứng, cơn bão cuốn đi tất cả. Sự ra đời của điện thoại màn hình cảm ứng kéo theo một chuỗi những sản phẩm ghi dấu ấn của các thương hiệu lớn như The Sygnery (Phillips - 1997) có thể truy cập internet, chiếc PDA đầu tiên (Palm. Inc –1998) có màn hình điện trở đi kèm bút stylus (1998) hay O2 XDA (2002) – mẫu smartphone lai PDA nức tiếng một thời… Tuy nhiên, một lần nữa những hạn chế về công nghệ khiến những mẫu máy này đều to, nặng, kém hấp dẫn và không được thị trường thực sự nồng nhiệt đón nhận.

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 5.

iPhone đến nay vẫn sử dụng công nghệ màn hình LCD, tuy nhiên theo nguồn tin mới nhất, vào năm 2017, Apple sẽ bắt đầu sử dụng màn hình OLED với hai nhà cung cấp được dự đoán là Samsung và LG.

Lúc này, sau LCD và TFT, màn hình OLED (OrganicLight Emitting Diode, tạm dịch: đi ốt phát quang hữu cơ) là bước phát triển tiếp theo với vô số điểm mạnh như khả năng hiển thị màu sắc sống động, góc nhìn rộng hơn, độ sáng được cải thiện trong khi đó cũng tiết kiệm năng lượng hơn. Công nghệ này về sau được kế thừa bằng biến thể AMOLED (Active Matrix Organic LED) với chế độ hiển thị rực rỡ hơn và tiết kiệm điện năng hơn nữa. Trong khoảng thời gian 2008 - 2009, Nokia N85 và Samsung i7110 là hai trong số những chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu màn hình AMOLED. Lúc đó, hầu hết điện thoại đều sử dụng màn hình LCD.

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 6.

Nếu như Apple có công nghệ Retina, Samsung có Super AMOLED.

Thế nhưng, màn hình OLED lại có điểm yếu nhãn tiền khi khả năng hiển thị dưới điều kiện ánh sáng mạnh không được đánh giá cao. Nhìn thấy thực tế này, Samsung đã giới thiệu bước tiến tiếp theo trong công nghệ màn hình mang tên gọi Super AMOLED, với những thiết bị đầu tiên đều bị đánh giá là "ám màu" nhưng rất nịnh mắt. Nỗ lực của ông lớn công nghệ Hàn Quốc nhanh chóng được ghi nhận khi chất lượng hiển thị màn hình smartphone đến từ hãng ngày càng được phản hồi tích cực từ cả giới chuyên môn và người tiêu dùng.

Từ công nghệ đến thiết kế - Những khác biệt nhen nhóm

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 7.

LG G Flex 2, thế hệ smartphone màn hình cong thứ hai của LG.

Sau giai đoạn phát triển nóng về công nghệ, cả thông số cấu hình và thiết kế smartphone hiện nay dường như đã rơi vào trạng thái bão hòa. Không ít người dùng còn chia sẻ họ không còn cảm thấy hào hứng với thị trường nữa khi mọi thứ đều quá... "bình bình" và dễ dự đoán. Thực tế này tạo ra một cơ hội tốt cho những nhà sản xuất di động tạo ra sự khác biệt, ấn tượng và ghi điểm trong mắt người dùng. Một trong những sự khác biệt đó là màn hình cong.

Nhìn lại hành trình tiến hóa ấn tượng của màn hình điện thoại - Ảnh 8.

Khi công nghệ bão hòa, người dùng tỏ ra quan tâm đến thiết kế đột phá, nhưng yêu cầu đề ra là đột phá mang tính ứng dụng cao.

Về thiết kế màn hình đột phá, LG và Samsung là hai nhà sản xuất rất tích cực và tiên phong. Nếu như LG có chiếc LG G Flex 2 thì Samsung có Samsung Galaxy S7 Edge. Theo đó, LG G Flex là chiếc điện thoại có màn hình cong và dẻo một cách đích thực (trong một giới hạn nào đó màn hình có thể ép phẳng và lại cong trở lại hình thức ban đầu) còn Samsung Galaxy S7 Edge có màn hình cong vát tràn về hai cạnh máy (kế thừa công nghệ trước đó có trên Samsung Galaxy Note Edge và Samsung Galaxy S6 Edge).

Có điều, trong khi phần màn hình cong của LG dường như chỉ là một màn phô diễn công nghệ đơn thuần, sản phẩm của Samsung có vẻ lấn lướt và tiện ích hơn khi phần màn hình cong được tích hợp thêm các tính năng thông minh độc quyền trên nhiều thiết bị cao cấp. Nhiều trang công nghệ không ngần ngại dự đoán, trong tương lai không xa, màn hình cong sẽ trở thành một xu hướng mới trong làng di động và được người dùng đón nhận tích cực nhờ những trải nghiệm mới lạ.

Theo bạn, xu hướng màn hình nào sẽ là xu hướng lớn tiếp theo?

(Tổng hợp)

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google