Tập đoàn điện tử khổng lồ Panasonic đã chế tạo ra một bộ quần áo robot có thể mang lại sức mạnh như siêu nhân cho các công nhân.
Hãy xem chiếc áo robot hoạt động ra sao qua các hình ảnh dưới đây nhé:
Chiếc áo Robot của Panasonic sẽ hỗ trợ các công nhân trong việc bê vác các vật nặng bằng tay. Nó có thể làm giảm áp lực cho lưng đến hơn 15kg khi người công nhân nâng các vật nặng lên.
Công nhân có thể tự mặc chiếc áo này bằng cách cho chân vào trong 2 lỗ ở dưới của bộ quần áo. Sau đó sẽ kéo chiếc áo lên, thắt nút ở phần đầu gối, thắt lưng, và trên ngực. Vậy là có thể sẵn sàng sử dụng rồi.
Chiếc áo Robot sẽ hoạt động hết công suất trong vòng 8 tiếng đồng hồ, tức là một ngày làm việc full-time trước khi phải sạc pin lại.
Một sản phẩm mẫu khác được đặt tên là Ninja, có khả năng hỗ trợ người sử dụng khi đi bộ và chạy. Ninja có thể hỗ trợ người dùng leo lên những vách núi dốc thẳng đứng.
Chiếc áo Ninja được trang bị 2 mô tơ gắn vào phần lưng dưới và các cảm biến năng lượng ở phần ống chân, các cảm biến này có nhiệm vụ mô phỏng các hoạt động tự nhiên của chân người, hỗ trợ các bài tập cardio nặng trở nên dễ dàng hơn.
Panasonic cũng đang phát triển áo robot Ninja, hỗ trợ người dùng nâng và cầm những vật nặng. Khá giống với chiếc áo hãng này đã thiết kế cho công nhân ở trên.
Nhưng có lẽ chiếc áo ấn tượng nhất phải kể đến có tên Panasonic’s Power Loader, một bộ khung Robot được trang bị 4 bộ cảm biến ở tay, chân cùng với 20 mô tơ hoạt động.
Bộ áo Panasonic's Power Loader.
Chiếc áo này dự kiến được sản xuất cho các nhân viên hỗ trợ cứu hộ cứu nạn khi có sự việc xảy ra, hoặc cho những công nhân ở các công trường xây dựng.
Nhưng không chỉ có mỗi Panasonic đang thiết kế những bộ khung Robot hỗ trợ con người thế này, Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đang phát triển một bộ khung Robot của riêng họ và dự kiến ra mắt vào năm 2018.
Bộ giáp có tên gọi là Tactical Light Operator Suit (Talos), nó có khả năng chống đạn, nâng cầm các vật nặng và cung cấp khí oxy giúp duy trì sự sống khi người sử dụng ở những nơi thiếu oxy. Bộ giáp còn được trang bị hệ thống âm thanh 3D, điều hòa nóng lạnh, và một máy tính xử lý thông tin.
Theo TechInsider
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét