Cuộc thi thiết kế tòa nhà chọc trời năm 2016 của tạp chí eVolo thu hút các kiến trúc sư từ khắp mọi nơi trên thế giới với những thiết kế nhà chọc trời độc đáo trong tương lai.

Giải thưởng eVolo được lập ra từ năm 2006 với mục đích tìm kiếm những ý tưởng đột phá trong thiết kế các tòa nhà chọc trời.

Từ khi được lập ra, giải thưởng đã thu hút hơn 6000 dự án sử hữu các công nghệ, vật liệu, thiết kế, không gian chỉ có trong tưởng tượng.

Các sản phẩm thắng cuộc sẽ được chọn theo tiêu chí sáng tạo, độc đáo mà lại mang tính khả thi trong thi công.

Ban giám khảo sẽ chọn ra 3 giải nhất nhì ba và 21 giải khuyến khích.

Các tác phẩm đạt giải thưởng thiết kế nhà chọc trời hàng năm này bao gồm một tòa nhà dành cho máy bay không người lái, một tòa nhà có thể tạo ra mưa và lọc không khí và một thiết kế công viên trung tâm New York dưới lòng đất.

Bản thiết kế đạt giải nhất năm nay đó là hình ảnh công viên trung tâm New York được đưa xuống lòng đất với độ sâu 30m. Được thiết kế bởi Yitan Sun và Jianshi Wu, 2 kiến trúc sư này mong muốn được đào sâu xuống nền đất của công viên trung tâm. Từ đó giúp người dân ở New York không bị chắn tầm nhìn công viên bởi các tòa nhà cao tầng.

Bản thiết kế công viên trung tâm tại New York.

Bản thiết kế công viên trung tâm tại New York.

Xung quanh vách công viên sẽ là những tấm gương phản chiếu toàn bộ khung cảnh của nó.

Bên trong công viên trung tâm New York.

Bên trong công viên trung tâm New York.

Tòa nhà The Hive dành cho các máy bay không người lái được trao giải nhì bởi thiết kế đột phá của mình. Tòa nhà này là một trạm kiểm soát thẳng đứng dành cho các máy bay không người lái, tại đây sẽ quản lý những máy bay không người lái trong việc vận chuyển các gói hàng và vật dụng cho người dân ở New York.

Được thiết kế bởi Hadeel Ayed Mohammad, Yifeng Zhao, và Chengda Zhu ở Mỹ, những kiến trúc sư này đã mường tượng ra về một tương lai các máy bay không người lái có thể được nới lỏng về mặt pháp luật.

Tòa nhà The Hive.

Tòa nhà The Hive.

Giải ba được trao cho tòa nhà Data Skyscrapper phục vụ lưu trữ dữ liệu tại Iceland. Tòa nhà được thiết kế giống một bo mạch 3D khổng lồ, đây sẽ là nơi lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn của các công ty trên thế giới.

Các trung tâm dữ liệu hiện nay có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhưng 2 vị kiến trúc sư thiết kế tòa nhà này là Valeria Mercuri và Marco Merletti ở Ý cho biết tòa nhà trung tâm dữ liệu này sẽ hoàn toàn sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại Iceland như thủy điện hoặc nhiệt điện.

Tòa nhà Data Skyscrapper.

Tòa nhà Data Skyscrapper.

Thời tiết lạnh ở Iceland cũng sẽ giúp trung tâm dữ liệu này tự làm mát, các nhà đầu tư sẽ không tốn nhiều tiền vào các hệ thống làm mát truyền thống.

Bên cạnh 3 giải nhất nhì ba của cuộc thi này, còn có 21 giải khuyến khích khác.

Tòa nhà The Cloud Craft: tòa nhà chọc trời tạo mưa nhân tạo, đạt giải khuyến khích cho thiết kế thông minh tạo mưa nhân tạo cho vùng đất khô hạn nhất trên trái đất.

Được thiết kế bởi Michael Militello và Amar Shah, The Cloud Craft mô phỏng các đám mây và sẽ giúp phát triển thời tiết thuận lợi cho ngành nông nghiệp ở các vùng khô hạn.

Tòa nhà The Cloud Craft.

Tòa nhà The Cloud Craft.

Một giải khuyến khích khác đó là tòa nhà Trans-Pital: một dự án bệnh viện không gian. Bệnh viện này có khả năng thay đổi và thích ứng với nhu cầu của bệnh nhân. Dự án được thiết kế bởi Chen Linag, Jia Tongyu, Sun Bo, Wang Qun, Zhang Kai và Choi Minhye đến từ Trung Quốc.

Bệnh viện Trans-Pital.

Bệnh viện Trans-Pital.

Bệnh viện Trans-Pital nhìn từ trên xuống.

Bệnh viện Trans-Pital nhìn từ trên xuống.

Tòa nhà The Air-Stalagmite: tòa nhà này được thiết kế như một bộ lọc không khí cho các thành phố bị ô nhiễm không khí nặng, tòa nhà có thể lọc không khí nhiễm bẩn và giữ các hạt bẩn của không khí lại, sau đó các hạt bẩn của không khí sẽ được tái chế thành vật liệu xây dựng để tiếp tục xây tòa nhà này.

Tòa nhà The Air-Stalagmite.

Tòa nhà The Air-Stalagmite.

Dự án Land-Escape đưa ra một cơ sở hạ tầng an toàn và tạm thời trong trường hợp có động đất xảy ra ở Tehran, dự án này là một mạng lưới đô thị được nối tới một khu vực trung tâm.

Dự án Land-Escape.

Dự án Land-Escape.

Dự án The Valley of the Giants đề xuất ý kiến tạo ra một ốc đảo lớn tại Algeria. Các kiến trúc sư dự định sử dụng cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái để khởi động mô hình nhà thực vật bào tử. Có công năng sản xuất, thu thập và xử lý nước sau đó sẽ thụ phấn cây cỏ cho khu vực xung quanh.

Dự án The Valley of the Giants.

Dự án The Valley of the Giants.

Toà nhà cao ốc Trở về với thiên nhiên (Return to Nature), thiết kế bởi Nathakit Sae-Tan và Prapatsorn Sukkaset tại Thái Lan, giúp con người sống gần với thiên nhiên hơn.

Toà nhà cao ốc Trở về với thiên nhiên (Return to Nature).

Toà nhà cao ốc Trở về với thiên nhiên (Return to Nature).

Tòa nhà The Sensory, là một phòng nghiên cứu khám phá các giác quan con người ở trên một hòn đảo trên sông Yangtze, Trung Quốc.

Tòa nhà The Sensory.

Tòa nhà The Sensory.

López Balan, Gabriel Mendoza Cruz, Ana Saraí Lombardini Hernández và Yayo Melgoza Acuautla đến từ Mexico, nhận được giải khuyến khích cho thiết kế của mình: Neza York Towers. Đây là hệ thống chống lụt dành cho các thành phố.

Neza York Towers.

Neza York Towers.

Các tòa tháp này được thiết kế để thu thập lượng nước mưa tụ trong các hồ nước ở các khu đô thị gặp vấn đề về đất lún hoặc lũ lụt. Lượng nước mưa trữ trong các tòa nhà sẽ được sử dụng để trồng cây.

Các tòa tháp Neza York.

Các tòa tháp Neza York.

Dự án Sustainable Skyscraper Enclosure đề xuất phương án nỗ lực giải quyết những thiệt hại môi trường bị gây ra bởi kiến trúc cơ sở hạ tầng thế kỉ 20, phương án được đưa ra ở đây đó là thay đổi mục đích hoạt động của các tòa nhà nhằm biến chúng thành những tòa nhà thân thiện với môi trường.

Dự án Sustainable Skyscraper Enclosure.

Dự án Sustainable Skyscraper Enclosure.

Tòa tháp The Taiwan Tower, thiết kế bởi Lu Te Hsin ở Trung Quốc, đây vừa là một tượng đài cho Đài Loan vừa là một sự kết hợp của văn hóa nơi đây.

Tòa tháp The Taiwan Tower.

Tòa tháp The Taiwan Tower.

Theo DailyMail

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google