Nền văn minh của người Maya, Viking hay đế quốc Khmer đều chịu chung số phận biến mất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Người Pueblo ở châu Mỹ

Theo Mother Nature Network, nền văn minh Pueblo còn được gọi là "Anasazi" bởi dân tộc bản xứ ở Mỹ Navajo. Đây là ví dụ nổi tiếng nhất về nền văn minh cổ đại biến mất do biến đổi khí hậu. Dấu tích còn sót lại của nền văn minh này thể hiện trên những công trình bằng đá và gạch xây dựng dọc theo vách đá tại Vườn quốc gia Mesa Verde và hẻm núi Chaco, cao nguyên Colorado, Mỹ.

nhung-nen-van-minh-co-dai-bi-diet-vong-vi-bien-doi-khi-hau

Những cấu trúc bằng đá và gạch tại Vườn quốc gia Mesa Verde, Colorado, Mỹ. Ảnh: Alexey Kamenskiy.

Người Pueblo rời bỏ quê hương một cách bí ẩn vào thế kỷ 12 - 13. Các nhà khoa học phát hiện nhiều bằng chứng của chiến tranh, hiến tế và ăn thịt người, nhưng họ suy đoán nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sống.

Theo các nhà cổ khí hậu học tại Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA), những ngôi làng tại Mesa Verde và hẻm núi Chaco dần tàn lụi, trùng hợp với thời điểm xảy ra một đợt hạn hán kéo dài tại lưu vực sông San Juan, trong khoảng thời gian từ năm 1130 - 1180. Lượng mưa ít và môi trường sống khắc nghiệt dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Những áp lực này khiến cấu trúc xã hội của người Pueblo dần tan rã.

Đế quốc Khmer

Angkor Wat, Campuchia từng là kinh đô của đế quốc Khmer, đồng thời là trung tâm đô thị tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Thành phố này được xây dựng vào thế kỷ 9, nổi tiếng về sự giàu có, di sản kiến trúc, nghệ thuật, mạng lưới đường thủy phức tạp, các hồ chứa nước mưa trong mùa hè.

nhung-nen-van-minh-co-dai-bi-diet-vong-vi-bien-doi-khi-hau-1

Ngôi đền Ta Prohm tại Angkor, Campuchia. Ảnh: Kushch Dmitry.

Vào thế kỷ 15, Angkor Wat bị bỏ hoang do người dân khai thác quá mức các hệ sinh thái và khủng hoảng nước nghiêm trọng gây ra bởi đợt hạn hán kéo dài.

"Angkor là ví dụ cho thấy công nghệ không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn sự suy vong của một nền văn minh, trong những giai đoạn khí hậu trở nên bất ổn nghiêm trọng. Angkor sở hữu hệ thống dự trữ nước rất hiệu quả, song lợi thế về mặt kỹ thuật không thể giúp người Khmer ngăn chặn sự sụp đổ của đế quốc trước tác động của điều kiện môi trường khắc nghiệt", Mary Beth Day, nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Anh, cho biết.

Người Viking Na Uy trên đảo Greenland

Trong khi Christopher Columbus được cho là người châu Âu đầu tiên khám phá ra lục địa Bắc Mỹ, nhưng các nhà khoa học cho biết người Viking Na Uy đến khám phá Bắc Mỹ trước đó hơn 500 năm.

nhung-nen-van-minh-co-dai-bi-diet-vong-vi-bien-doi-khi-hau-2

Mô hình phỏng theo nhà thờ của người Viking trên đảo Greenland. Ảnh: Bildagentur Zoonar GmbH.

Những khu định cư đầu tiên của người Viking Na Uy ở phía nam đảo Greenland phát triển thịnh vượng trong nhiều năm, trước khi rơi vào tình trạng suy thoái ở thế kỷ 14. Nhiều nhà nghiên cứu và sử gia phỏng đoán nguyên nhân chính có thể là do biến đổi khí hậu.

Sự hiện diện của người Viking Na Uy trên đảo Greenland trùng với Thời kỳ Ấm áp Trung cổ (Medieval Warm Period), kéo dài từ năm 800 - 1200. Trong khoảng thời gian này, Greenland có khí hậu tương đối ôn hòa, giúp người dân sinh sống và làm nông trại. Khi thế giới rơi vào Thời kỳ Băng hà nhỏ (Little Ice Age) vào thế kỷ 14 - 15, các khu dân cư dần tan rã. Giữa những năm 1500, tất cả khu định cư bị bỏ hoang và người dân chuyển tới vùng đất ấm áp hơn.

Xem tiếp ở trang sau >>>

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google