"Con số 800 triệu đồng là số tiền tài trợ cho một nhiệm vụ khoa học chứ không phải cho một bài báo quốc tế", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh lý giải về câu nói gây hiểu lầm tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngày 25/5, tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt câu hỏi: "Vì liên quan đến ngân sách, nên đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết đã dùng bao nhiêu tiền để có số bài báo, công trình được công bố quốc tế?".

Câu trả lời "Trung bình một bài báo công bố quốc tế trên tạp chí uy tín là 800 triệu đồng" của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh gây xôn xao dư luận.

thu-truong-khoa-hoc-ly-giai-800-trieu-dong-bai-bao-cong-bo-quoc-te

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh. Ảnh: Truyenthongkhoahoc

Về vấn đề này, ông Khánh thừa nhận câu trả lời chưa rõ đã gây hiểu lầmTheo ông, mỗi năm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) tài trợ cho khoảng 300 nhiệm vụ. Kinh phí trung bình cho mỗi nhiệm vụ, đề tài và chương trình là 750-800 triệu đồng.

Ngoài sản phẩm nghiên cứu chính, các nhiệm vụ, đề tài, chương trình nghiên cứu do Quỹ tài trợ bắt buộc phải có sản phẩm đầu ra tối thiểu 2 công bố quốc tế thuộc Danh mục tạp chí ISI (Viện thông tin khoa học) do Thompson Reuter xếp hạng (không kể các công bố trong và ngoài nước khác trên các tạp chí không thuộc Danh mục tạp chí ISI).

"Như vậy, 800 triệu đồng không phải là số tiền chi cho mỗi bài báo công bố quốc tế. Hai bài báo quốc tế chỉ là một phần trong toàn bộ kết quả nghiên cứu và là điều kiện cần để đề tài được nghiệm thu", ông Khánh giải thích.

Theo số liệu về kết quả nghiệm thu năm 2015, số lượng bài báo thuộc ISI được công nhận là kết quả của đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ Nafosted tài trợ đạt 2,9 bài báo/đề tài. Quỹ Nafosted được thành lập từ năm 2009, tập trung tài trợ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. 

Tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo tóm tắt về kết quả giám sát chuyên đề hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2005-2015 cho thấy, tổng số bài báo, công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng 15-20%/năm.

Phạm Hương

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google