Rừng cây Máu rồng, dãy núi Thiên Tử, con mắt của sa mạc Sahara là những cảnh quan mang đến cho khách tham quan cảm giác như đang ở trên hành tinh khác.
nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat

Theo Tech Insider, đảo Socotra ở ngoài khơi Yemen là ngôi nhà của rừng cây Máu rồng (Dragon’s Blood) kỳ lạ. Trong thực tế, 1/3 hệ thực vật trên đảo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Ảnh: Wikipedia.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-1

Những vũng nước trải rộng chứa đầy lưu huỳnh trải rộng biến lòng chảo Danakil tại Ethiopia thành một trong những nơi khắc nghiệt nhất đối với cuộc sống con người trên hành tinh. Ảnh: Aleksandra H. Kossowska.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-2

Dãy núi Thiên Tử hùng vĩ tại Trung Quốc đã trở thành cảm hứng cho bộ phim điện ảnh nổi tiếng Avatar. Ảnh: Wikipedia.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-3

Kỳ quan Giant’s Causeway ở Ireland bao gồm 40.000 cột đá núi lửa siêu đối xứng, kết quả của một vụ phun trào núi lửa thời cổ đại. Ảnh: Flickr.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-4

Vùng Deadvlei ở Namibia là một khu vực khô cằn những cây Acacia trụi lá giống như bộ xương khô. Ảnh: Pexels.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-5

Màu sắc rực rỡ của dãy núi Trương Dịch Đan Hà ở Trung Quốc hình thành sau 27 triệu năm xói mòn sa thạch đỏ. Ảnh: Wikipedia.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-6

Cấu trúc Richat Structure ở Mauritania, hay còn gọi là "Con mắt của Sahara", là một mái vòm rộng 40 km, kết quả của sự xói mòn đất đá. Ảnh: Wikipedia.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-7

Cụm hang động cổ đại Waitomo tại New Zealand có trần hang được thắp sáng gởi hàng nghìn con đom đóm rất nhỏ. Ảnh: Spellbound Glowworm Cave Tours.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-8

Bãi biển Red Beach ở Trung Quốc có màu đỏ rực bắt mắt do loài rong biển Sueda  chuyển sang màu đỏ thẫm vào mùa thu. Ảnh: Flickr.

nhung-phong-canh-ky-la-nhat-tren-trai-dat-9

Cổng địa ngục (Door to Hell) thuộc Turkmenistan là một hố rộng 68 m, được tạo ra vào năm 1971, khi một giàn khoan của Xô Viết khoan trúng hang khí đốt tự nhiên lớn và rơi xuống đó. Chiếc hố vẫn bốc cháy từ đó cho đến nay. Ảnh: Lockenes.

Xem tiếp tại đây >>>

Phương Chu

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google