Môi trường ẩm ướt chứa đầy khí cực độc với bóng tối ngự trị suốt 5,5 triệu năm mang đến cho hang động Movile ở Romania nhiều đặc điểm kỳ lạ.
nhung-sinh-vat-la-trong-hang-day-khi-doc-5-5-trieu-nam

Loài rết Criptos anomalans (trái) đối đầu với một con bọ cạp giả nhỏ hơn ở hang động Movile. Ảnh: Patrick Landmann.

Hang động Movile nằm ở Rumani là nơi cư ngụ của những sinh vật vô cùng kỳ lạ. Hang động nằm cách Biển Đen vài kilomet về phía tây này tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt 5,5 triệu năm. Không khí rất độc và cực kỳ ẩm ướt tại đây tạo ra điều kiện nghiên cứu tuyệt vời cho các nhà sinh học.

Theo BBC, chưa đến 100 người từng tiến sâu vào hang động này. Hang Movile được con người phát hiện năm 1986, khi một số công nhân thuộc nước Cộng hòa Romania tìm kiếm khu vực mới để xây nhà máy điện hạt nhân. Ngày nay, các nhà chức trách đã phong tỏa hang động và yêu cầu một loại giấy phép đặc biệt để ra vào, dù nhóm hang ở trung tâm đang được tự nhiên bảo vệ với hàng loạt vách đá dựng đứng và đường hầm đá vôi chật hẹp.

nhung-sinh-vat-la-trong-hang-day-khi-doc-5-5-trieu-nam-1

Loài vật có tên Armadillidium sp. woodlouse sống trong hang động Movile. Ảnh: Patrick Landmann.

Khi vào sâu trong hang, không khí chỉ chứa một nửa lượng oxy so với bình thường, nhưng lại có nồng độ cacbon dioxide và hydro sunfua cao. Nơi đây cũng là một hố sâu đen ngòm do không được chiếu sáng trong ít nhất 5,5 triệu năm.

Tuy nhiên, trong môi trường khắc nghiệt này, các nhà khoa học đã xác định được 48 loài bao gồm nhiều loài nhện, bọ cạp nước, bọ cạp giả, rết, đỉa, đẳng túc. Tổng cộng 33 loài trong số đó chỉ tồn tại duy nhất ở hang Movile.

Hầu hết các sinh vật trong hang động bị tiêu giảm thị giác hoặc thiếu sắc tố, vì thị giác hoặc ngoại hình bắt mắt là những đặc điểm không cần thiết trong bóng tối. Phần lớn chúng có thân hình khẳng khiu với các chi và râu rất dài nhằm định hướng tốt hơn.

Không chỉ vậy, thế giới trong hang là ví dụ duy nhất cho kiểu hệ sinh thái dựa hoàn toàn vào vi khuẩn hóa tổng hợp. Hầu hết các hệ sinh thái sử dụng quang tổng hợp nhằm khai thác năng lượng. Tuy nhiên, do không có ánh sáng Mặt Trời trong hang động, các vi khuẩn cần lấy nguồn năng lượng và carbon trực tiếp từ phản ứng hóa học, chẳng hạn như quá trình oxy hóa sulfua hoặc quá trình oxy hóa amoni.

Việc những loài động vật tới được hang động và bị cô lập trong đó như thế nào vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. "Có khả năng vi khuẩn đã tồn tại trong hang động rất lâu so với mốc 5 triệu năm trước, còn các loại côn trùng mới bị kẹt ở hang trong khoảng thời gian đó", J. Colin Murrell, nhà vi sinh học từ Đại học East Anglia, Anh, nhận xét. "Có thể, chúng bị rơi và mắc kẹt trong hang khi các khối đá vôi lăn xuống, che kín hang động cho đến khi nó được khám phá vào năm 1986".

Xem thêm: Hang rắn lớn nhất thế giới bừng tỉnh sau giấc ngủ đông

Phương Chu

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google