Ngay tại quốc gia sản sinh ra những vị tỷ phú không có bằng đại học nhất nhì thế giới thì người ta vẫn rất coi trọng việc học đại học.

Báo cáo mới đây của Mỹ cho thấy 99% việc làm thời hậu khủng hoảng chỉ đến với những người đã có bằng đại học.

Bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với cơ hội việc làm mở rộng, nhưng điều đó không có nghĩa rằng kể cả những người có trình độ học vấn thấp cũng có thể có việc làm. Một báo cáo gần đây được thực hiện bởi trung tâm giáo dục và việc làm trường ĐH Georgetown đã tiết lộ một sự thực kinh ngạc rằng: sau Đại khủng hoảng, nước Mỹ tạo ra 11,6 triệu việc làm mới nhưng có đến 11,5 triệu đầu việc trong số đó đến với những người được trải qua ít nhất một chương trình đào tạo tại trường đại học.

Con số này trái ngược hoàn toàn với giai đoạn trước khủng hoảng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng khủng hoảng kinh tế đã "viết giấy báo tử" cho những công việc văn phòng đòi hỏi kỹ năng thấp. Sự trỗi dậy của máy móc và kho lưu trữ thông tin số, các công việc hỗ trợ và quản lý văn phòng bị thất sủng, chưa kể đến nhiều ngành công nghiệp như sản xuất và xây dựng cũng mất đi một cơ số việc làm cho máy móc tự động.

Hàng triệu công nhân có học vấn thấp hiện nay đang phải đứng trước nguy cơ mất việc trong tương lai, đặc biệt là đối với 68% người dân Mỹ (209 triệu người) chưa có bằng đại học, cao đẳng hay 34% học sinh Mỹ đã học hết chương trình học phổ thông mà không có ý định đăng ký vào một chương trình học cao hơn.

Tại Mỹ, bằng đại học đang dần trở thành một điều kiện cơ bản để xin việc làm. Đối với nhiều người, đây không phải là một bài toán đơn giản. Học đại học ở Mỹ tốn khá nhiều tiền mà không phải ai cũng hoàn toàn có sẵn nguồn tài chính để chi trả.

Mặc dù báo cáo của trung tâm giáo dục việc làm ĐH Georgetown chỉ khảo sát tình hình tại Mỹ, đây hoàn toàn không phải là một xu hướng gì mới mẻ đối với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tuần trước, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã đem đến một kết quả bất ngờ ngoài tầm dự đoán của các nhà kinh tế, làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu mà đối tượng gây ra không ai khác chính là những cử tri không có hiểu biết, học vấn thấp.

Sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc, một bộ phận lớn cử tri đã lên mạng để tra xem EU là gì. Số lượt tìm kiếm điều gì sẽ xảy ra sau khi Anh rời EU tăng gấp 3. Điều đó cho thấy một sự thực phũ phàng là ngay cả một nước phát triển với độ phủ sóng thông tin mạnh như nước Anh nhưng không phải tất cả người dân đều hiểu biết đầy đủ và cặn kẽ về cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa quan trọng này đối với nước Anh.

Theo CafeF / Trí Thức Trẻ

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google