Những dòng chữ nguệch ngoạc trong sổ tay ghi chép của Leonardo da Vinci được cho là những ghi chú sớm nhất về lực ma sát.

ghi-chep-som-nhat-cua-leonardo-da-vinci-ve-luc-ma-sat

Bản phác thảo năm 1493 của Leonardo da Vinci được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và Albert, London, Anh. Ảnh: Đại học Cambridge.

Leonardo da Vinci (1452-1519) là họa sĩ, kỹ sư, nhà toán học, triết học và tự nhiên học thiên tài người Italy. Theo Business Insider, nghiên cứu của Ian Hutchings, giáo sư trường Đại học Cambridge, Anh, cho thấy trang vẽ nguệch ngoạc của Da Vinci năm 1493 là bản ghi chép đầu tiên về lực ma sát.

Da Vinci là người đầu tiên tiến hành các nghiên cứu có hệ thống về lực ma sát, làm nền tảng cho khoa học hiện đại về Ma sát học và những nghiên cứu sau này về bôi trơn, hao mòn. Tuy nhiên, giới khoa học không biết ý tưởng về lực ma sát của Da Vinci xuất hiện khi nào và như thế nào.

Trang giấy viết bằng phấn đỏ của Da Vinci được chú ý từ thế kỷ 20, khi nó chứa hình ảnh phác thảo mờ nhạt một người phụ nữ ở đầu trang kèm theo dòng chữ "cosa bella mortal passa e non dura", nghĩa là "vẻ đẹp sẽ chết đi và không kéo dài mãi". Các nhà sử học nghệ thuật bác bỏ ý kiến cho rằng, trang giấy chỉ là những ghi chú và biểu đồ không liên quan với nhau.

Hutchings phát hiện những hình vẽ phác thảo bên dưới dòng chữ đỏ dùng để miêu tả khối nặng được kéo bằng một quả cân treo trên ròng rọc, giống như cách sinh viên làm thí nghiệm ngày nay để chứng minh định luật ma sát.

"Bức phác họa và nội dung chữ viết cho thấy Leonardo da Vinci hiểu các nguyên lý cơ bản của lực ma sát vào năm 1493. Ông ấy biết rằng lực ma sát tạo ra khi hai bề mặt trượt lên nhau tỉ lệ thuận với lực ép giữa chúng, và lực ma sát này độc lập với khu vực tiếp xúc giữa hai bề mặt.

Đây là định luật về lực ma sát chúng ta thường sử dụng. Hiện nay, giới khoa học công nhận Guillaume Amontons, nhà khoa học Pháp, là người đầu tiên mô tả các định luật về lực ma sát, 200 năm sau khi Da Vinci viết nó lên giấy, Hutchings nói.

Hutchings cho biết, Da Vinci sử dụng hiểu biết của mình về lực ma sát để phác thảo thiết kế cho các máy móc phức tạp trong hai thập kỷ sau đó. Da Vinci nhận thấy tính hữu ích và hiệu quả của lực ma sát, ứng dụng khái niệm này vào chuyển động của bánh xe, trục quay, ròng rọc.

Xem thêm: Những ý tưởng vượt thời đại của Leonardo da Vinci 

Lê Hùng

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google