ictnews
Facebook, Instagram, Google… nằm trong số các sản phẩm, dịch vụ không thấy mặt trời tại Trung Quốc.

Instagram

 

Trung Quốc cấm dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram sau một cuộc biểu tình tại Hồng Kông năm 2014. Mạng xã hội này không thể truy cập được trên đất Trung Quốc do hệ thống kiểm duyệt Internet Great Firewall.

Twitter

 

 

Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh nhận thức được vai trò của mạng xã hội trong Mùa xuân Ả-rập và cuộc biểu tình tại Iran năm 2009, dẫn đến việc cấm đoán dịch vụ tiểu blog tại đây. Tuy nhiên, Twitter vẫn tuyển dụng quan chức cao cấp tại Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm thu hút quảng cáo.

 

Google

 

Gmail là một trong nhiêu dịch vụ Google bị cấm tại Trung Quốc. Bạn không thể tìm kiếm Google hay xem YouTube tại đất nước này. Từ lâu, hãng công nghệ Mỹ đã công khai đối đầu với Bắc Kinh về vấn đề kiểm duyệt. Năm 2010, Google hướng lưu lượng tìm kiếm từ Trung Quốc sang Hồng Kông và gần như rút khỏi thị trường. Người dùng muốn vào được Gmail phải dùng VPN nhưng đôi khi vẫn không thành công vì Great Firewall.

Facebook

 

 

Trung Quốc cấm Facebook từ năm 2009 và không có dấu hiệu nào cho thấy lệnh cấm sẽ được gỡ bỏ. Một số nhà phân tích cho rằng nguyên do là từ cuộc bạo động xảy ra vào tháng 7/2009 tại một thị trấn miền bắc Tân Cương. CEO Mark Zuckerberg đã vài lần ghé thăm Trung Quốc, thậm chí bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng Facebook vẫn không có cơ hội.

 

Snapchat

 

Người dùng Trung Quốc cũng không thể dùng Snapchat. Nước này thường cách ly các công ty công nghệ nước ngoài để tự phát triển mạng lưới riêng. Phương pháp gặt hái một số thành công, chẳng hạn dịch vụ tiểu blog Weibo rất phổ biến và các ứng dụng nhắn tin nội địa nở rộ.

Website

 

Bắc Kinh cấm truy cập hàng ngàn website tại bất kỳ thời điểm nào, trong đó có cả website khiêu dâm. Các kết quả tìm kiếm cũng bị kiểm duyệt. Người dùng Internet thường phải nghĩ ra các ngôn ngữ khác thông minh hơn khi trò chuyện với nhau về các chủ đề nhạy cảm.

Phim nước ngoài

 

Trung Quốc chỉ cho phép công chiếu 34 bộ phim nước ngoài tại rạp mỗi năm, hạn chế tiếp cận những bộ phim bom tấn Hollywood mới nhất. Những bộ phim được cấp phép vẫn có thể bị “cắt gọt” theo ý muốn của nhà chức trách. Trong lúc này, Trung Quốc cũng tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí nội. Gã khổng lồ Alibaba có trong tay công ty sản xuất phim riêng.

Ebook và video

 

Đối tượng mới nhất trong chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc là nội dung số ngoại. Trong vài tháng nay, iBook và iTunes Movies của Apple cũng như dịch vụ xem phim trực tuyến Disney đã bị đóng cửa. Dường như họ đã đụng chạm đến quy định mới, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp nội dung trực tuyến như video, game, sách phải được sự cho phép của chính phủ.

Du Lam (Theo CNN)

GIAO LƯU VỚI ĐỘC GIẢ TRÊN FANPAGE ICTNEWS

Video đang được xem nhiều

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google