Con tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp cận hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sẵn sàng khám phá nguồn gốc và tác động của sao Mộc lên quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất.

tau-tham-do-ty-do-kham-pha-bi-n-sao-moc

Tàu thăm dò Juno tiếp cận sao Mộc. Ảnh: Space.

Theo Reuters, Juno bắt đầu vận hành động cơ chính để làm chậm tốc độ, nhờ đó tàu vũ trụ có thể chịu sức hút từ lực hấp dẫn của sao Mộc và bay theo quỹ đạo hành tinh.

Phóng vào vũ trụ từ Florida, Mỹ, cách đây gần 5 năm, Juno cần bay tới vị trí chuẩn xác, nổ động cơ chính đúng thời điểm và vận hành động cơ trong 35 phút để trở thành con tàu vũ trụ thứ hai trong lịch sử quay quanh sao Mộc. Nếu bất kỳ hoạt động nào ở trên bị sai lệch dù chỉ một chút, Juno có thể bị cạn kiệt năng lượng và không hoàn thành nhiệm vụ trị giá một tỷ USD.

Vào lúc 10 giờ 56 phút hôm nay, tàu vũ trụ Juno chính thức đáp vào quỹ đạo sao Mộc. Trong nhiệm vụ khoa học kéo dài 20 tháng, Juno sẽ bay theo quỹ đạo hình trứng. Mỗi vòng quỹ đạo kéo dài 14 ngày.

Juno sẽ quan sát xuyên qua lớp mây dày bao phủ hành tinh, lập bản đồ từ trường khổng lồ của nó và thăm dò phía sau vùng khí quyển hỗn loạn để tìm dấu hiệu của lõi đặc bên trong. Con tàu cũng sẽ tìm kiếm nước trong khí quyển dày của sao Mộc, yếu tố chính để suy đoán hành tinh khí khổng lồ này hình thành cách Mặt Trời bao xa.

Nguồn gốc sao Mộc ảnh hưởng nhiều tới vị trí và quá trình phát triển của những hành tinh còn lại trong hệ, bao gồm Trái Đất với môi trường thuận lợi cho sự sống tiến hóa. Sao Mộc có kích thước đủ lớn để chứa 1.300 Trái Đất, quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách lớn hơn Trái Đất 5 lần. Tuy nhiên, hành tinh có thể hình thành ở một nơi khác và gia nhập vào hệ Mặt Trời, đồng thời đẩy những hành tinh khác nhỏ hơn ra xa.

Trái Đất và sao Hỏa đều nằm ở khoảng cách phù hợp tính từ Mặt Trời để nước lỏng tồn tại trên bề mặt, một yếu tố cần thiết cho sự sống. Các nhà khoa học đang nghiên cứu sao Hỏa để tìm hiểu lý do hành tinh mất nước. Lực hấp dẫn khổng lồ của sao Mộc làm chệch hướng nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch có nguy cơ va chạm vào Trái Đất cũng như các hành tinh ở vành trong hệ Mặt Trời.

"Chúng tôi đang nghiên cứu về tự nhiên, cách sao Mộc hình thành và những gì có thể cho chúng ta biết về lịch sử Trái Đất hay nơi chúng ta ra đời", Scott Bolton, nhà khoa học chỉ đứng đầu dự án Juno tại Viện nghiên cứu Southwest ở San Antonio, Mỹ, cho biết.

NASA kỳ vọng Juno có thể cung cấp những bức ảnh cận cảnh đầu tiên về sao Hỏa vào ngày 27/8. Trong cùng ngày, các thiết bị khoa học trên tàu sẽ được khởi động để chạy thử nghiệm. Trước đó, con tàu vũ trụ duy nhất bay vòng quanh sao Mộc là tàu thăm dò Galileo.

Bảy chiếc tàu thăm dò vũ trụ khác của Mỹ từng bay ngang qua sao Mộc trong các nhiệm vụ khảo sát ngắn trước khi hướng tới nơi khác trong hệ Mặt Trời. Juno sẽ phải di chuyển theo quỹ đạo hình elip ngang qua quãng đường 4.800 km phía trên đỉnh những đám mây bao quanh sao Mộc và trong tầm ảnh hưởng của vành đai phóng xạ cực mạnh của hành tinh.

Các máy tính và thiết bị khoa học độ nhạy cao trên tàu được đặt ở hầm titan nặng 180 kg có tác dụng bảo vệ. Trong khi quay 37 vòng quanh quỹ đạo sao Mộc, Juno sẽ tiếp xúc với 100 triệu tia X, theo Bill McAlpine, chuyên gia kiểm soát phóng xạ của dự án.

Theo dự kiến, con tàu vũ trụ do Lockheed Martin chế tạo sẽ tồn tại trong 20 tháng. Ở vòng quay cuối cùng, Juno sẽ rơi xuống khí quyển sao Mộc, bị vỡ vụn và bay hơi.

Tương tự Galileo, con tàu quay quanh sao Mộc 8 năm trước khi rơi xuống hành tinh năm 2003, thời khắc cuối cùng của Juno được thiết kế để ngăn ngừa mọi vi khuẩn có nguồn gốc từ Trái Đất lây nhiễm sang mặt trăng Europa của sao Mộc, mục tiêu nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.

Xem thêm: Những thay đổi trên Vết Đỏ Lớn của sao Mộc

Phương Hoa

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google