Các nhà nghiên cứu của Bỉ tìm ra sự thực đằng sau vệt trắng trong bức tranh "Tiếng thét" của danh họa Edvard Munch, vốn bị nghi là phân chim suốt 123 năm.

su-thuc-vet-trang-nghi-la-phan-chim-trong-kiet-tac-tieng-thet

Vệt trắng do sáp nến lưu lại trong kiệt tác "Tiếng thét". Ảnh: Đại học Antwerp.

Mirror hôm qua đưa tin, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Antwerp, Bỉ, phát hiện vệt trắng bí ẩn cạnh vai phải nhân vật trong bức tranh "Tiếng thét" của Edvard Munch là sáp nến chứ không phải phân chim như nhiều người vẫn tưởng suốt hơn một thế kỷ qua.

Là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, kiệt tác "Tiếng thét" của họa sĩ trường phái ấn tượng Edvard Munch khắc họa hình ảnh một con người đang chịu sự giày vò, đứng bất động với đường chân trời màu cam rực chói ở phía sau.

Họa sĩ Munch vẽ 4 phiên bản "Tiếng thét" từ năm 1893 đến 1910, nhưng bức tranh nổi tiếng nhất nằm tại Bảo tàng Quốc gia Na-uy. Không chỉ ra đời đầu tiên, bức tranh này còn khác các phiên bản còn lại ở vệt trắng bí ẩn gần vai phải của nhân vật.

Giả thuyết phổ biến nhất trong hơn 100 năm qua là bức tranh bị vấy bẩn bởi phân chim. Những bức ảnh chụp từ cuối thế kỉ 19 cho thấy Munch thường làm việc ở ngoài trời mưa tuyết và lưu giữ các bức tranh trong căn lều gỗ. Một giả thuyết khác là Munch hoặc ai đó sơ suất quệt một vệt sơn trắng lên bức tranh.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cẩn thận, tiến sĩ Geert Van der Snickt và các cộng sự ở Đại học Antwerp, phát hiện ra rằng vệt trắng bí ẩn đó là dấu tích do sáp nến trong xưởng vẽ của Munch nhỏ xuống bức tranh.

Các nhà nghiên cứu phân tích bức tranh bằng cách sử dụng một "Máy quét huỳnh quang tia X cỡ lớn". Cỗ máy này từng được sử dụng để giải đáp tranh cãi về tác phẩm của các họa sĩ Van Eyck, Rubens và Van Gogh.

Những bản quét giúp loại trừ giả thuyết về màu sơn ngay lập tức vì không có chất nhuộm màu hay canxi được phát hiện. Sau đó, các nhà nghiên cứu lấy một mẫu nhỏ vệt trắng và gửi đi phân tích tại Hamburg, Đức.

Trong quá khứ, các họa sĩ thường sử dụng sáp ong hoặc nguyên liệu tương tự trên các bức tranh nhằm ngăn sơn màu bong tróc hoặc để dính tấm vải vẽ mới vào phía sau bức tranh cũ mục nát. Nhưng với bức tranh "Tiếng thét", nhiều khả năng vệt trắng này là những dòng sáp nóng chảy vô tình nhỏ xuống từ một cây nến trong xưởng vẽ của Munch.

Xem thêm: Căn bệnh ẩn trong bức tranh kiệt tác suốt một thế kỷ

Mỹ Linh 

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google