ictnews
Thanh toán điện tử chính là nhân tố chính yếu trong việc xây dựng một nền kinh tế số hóa, với nhiều lợi ích đã được công nhận ở nhiều quốc gia.

Một báo cáo mới từ Tổ chức Liên minh không tiền mặt (Better Than Cash Alliance) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố 10 bước đi thực tiễn giúp chính phủ và doanh nghiệp các quốc gia từ bỏ nền kinh tế nặng tiền mặt và tiến dần đến các phương thức thanh toán điện tử.

Thanh toán không dùng tiền mặt là yếu tố cốt yếu để xây dựng nền kinh tế số hóa - Ảnh: H.Đ

Dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo cũng cho thấy bằng chứng về lợi ích mà sự chuyển đổi này mang lại, bao gồm: Ấn Độ tiết kiệm 2 tỷ USD mỗi năm bằng cách số hoá việc trợ cấp nhiên liệu và giảm chi phí thất thoát trong thanh toán; Tại Tanzania, việc số hoá phương thức thanh toán đối với cổng kinh doanh với chính phủ giúp cắt giảm 175 triệu USD doanh thu thất thoát hằng năm và triển vọng giúp tăng trưởng đến 1,8 tỷ USD GDP; Brazil tiết kiệm hơn 30% chi phí giao dịch trong việc giải ngân từ chính phủ đến người dân; Nhờ lắp đặt 20,000 thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), tăng trưởng mảng thanh toán điện tử tại Mexico đạt mức 17% trong năm 2015, so với cùng kỳ năm trước. 

Phân tích đã khái quát hoá 10 hoạt động mà các quốc gia khác có thể áp dụng nhằm thúc đẩy các sáng kiến để tiết kiệm ngân sách, tăng thu thuế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

10 nhân tố thúc đẩy này gồm: Phát triển cơ sở hạ tầng chấp nhận thanh toán đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ nhằm ứng dụng sâu rộng đối với khách hàng và các doanh nghiệp lớn hơn; Vận dụng các mạng lưới và nền tảng sẵn có nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử, từ đó mở rộng các phương thức thanh toán điện tử một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả chi phí.

Thêm vào đó, cần tạo dựng cơ sở hạ tầng điện tử chung cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rào cản gia nhập và cải tiến công nghệ trong cả khu vực công và tư nhân; Phá bỏ rào cản đang giới hạn giao dịch điện tử để tạo một nền tảng thanh toán duy nhất, từ đó gia tăng khả năng ứng dụng và chấp nhận thanh toán.

Cần phát triển chương trình nhận diện chuyên biệt để các doanh nghiệp thuộc cả khu vực công và tư nhân đều có thể tham gia được nhằm xác định các bên có thể thúc đẩy thanh toán điện tử và đảm bảo việc tiếp cận tài chính cho tất cả mọi người. Các chương trình bảo vệ người dùng được xem là thiết yếu nhằm đảm bảo tính bảo mật, an toàn và khả năng quản lý dữ liệu.

Tiếp theo, số hoá các quy trình sử dụng thông thường mà người dùng cá nhân thường sử dụng trong giao dịch nhằm gia tăng sự tiện dụng và tần suất sử dụng thanh toán và giao dịch điện tử; Số hoá thanh toán chính phủ nhằm phát triển môi trường thanh toán điện tử thông qua tiết kiệm chi phí giao dịch và gia tăng khả năng tiếp cận của người dân với các phương thức này.

Số hoá việc phát hành biên lai chính phủ nhằm tăng tính tiện dụng của các phương thức thanh toán điện tử đối với người dùng cá nhân và doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu thất thoát, và giúp tăng trưởng doanh thu. Việc hợp tác với khu vực tư nhân là điều tối quan trọng; Tạo dựng hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy cải tiến công nghệ và việc sử dụng có trách nhiệm, thông qua việc thấu hiểu những khác biệt và rào cản của pháp luật hiện hành, đồng thời kết nối các bên liên quan.

Cuối cùng, cần ban hành các chính sách khuyến khích và cải thiện tính tiện lợi của thanh toán điện tử nhằm ứng dụng nhanh chóng và rộng khắp phương thức thanh toán điện tử.

Báo cáo này dựa trên một nghiên cứu tại 25 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, Tanzania, Ghana, Brazil, Mexico,… Tại Việt Nam, Chính phủ từng có đề án đẩy mạnh không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 – 2015, sau đó tiếp tục giai đoạn 2016 – 2020 và hướng đến năm 2030.

H.Đ

Tương tác trực tiếp với ICTnews trên Facebook

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google