Nhiều người mơ đến một ngày họ có thể sử dụng điện thoại thoải mái mà không phải lo tìm ổ cắm sạc.

Công nghệ sạc không dây đã có mặt trên thị trường vài năm, nhưng chưa đủ để đem lại sự tiện dụng. Người dùng có thể đặt máy lên đế sạc mà không cần nối dây cáp, nhưng đế sạc đó vẫn phải cắm vào ổ điện.

Các nhà nghiên cứu đang muốn hướng đến công nghệ mới cho phép thiết bị nạp năng lượng không tiếp xúc, tương tự cách chúng kết nối qua Wi-Fi để truy cập Internet. Có nghĩa, điện thoại, máy tính bảng... sẽ tương tác qua không gian với bộ sạc, giúp người dùng vừa sử dụng điện thoại vừa di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà mà không cần để ý tới nguồn điện.

sac-khong-cham-dieu-ky-dieu-cua-smartphone-tuong-lai

Dù có là doanh nhân lịch lãm hay thiếu nữ xinh đẹp thì đôi khi bạn cũng phải ngồi dính lấy ổ điện khi điện thoại sắp hết pin.

Công nghệ này đã được nhắc đến từ năm 2010 khi Fujitsu mô tả phương pháp hỗ trợ nhiều thiết bị cùng sạc không dây một lúc trong bán kính vài mét. Cũng trong năm đó, Apple đăng ký bản quyền cho giải pháp truyền năng lượng tới thiết bị cách đó khoảng một mét.

Đầu năm 2016, báo Bloomberg đưa tin Apple vẫn chưa triển khai tính năng sạc không dây sử dụng đế sạc giống các đối thủ Android đã thực hiện vì họ muốn nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, cải tiến hơn.

sac-khong-cham-dieu-ky-dieu-cua-smartphone-tuong-lai-1

Apple có thể cung cấp giải pháp sạc không chạm trên iPhone 2017.

Trong khi đó, chia sẻ với CNN đầu tuần này, Marty Cooper, cha đẻ của điện thoại di động, cho biết ông đang hậu thuẫn cho công ty Energous, hiện được ít người biết đến ở Mỹ, nhằm phát triển một dock/router (đóng vai trò tương tự bộ phát Wi-Fi router) có thể truyền năng lượng cho tối đa 12 thiết bị trong bán kính 10 mét. 

"Lúc nào cũng phải ngồi sát ổ điện hay phải cầm theo cục sạc di động thực sự rất phiền toái", Cooper - người tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973 - cho hay. Sự phiền toái đó đang tăng lên khi nhu cầu tiêu thụ nội dung đa phương tiện trên smartphone ngày một nhiều, như chụp ảnh, xem video, duyệt web, vào mạng xã hội...

Cooper cho rằng công ty Energous ở San Jose (Mỹ) sẽ là lời giải cho vấn đề này. Giải pháp mang tên WattUp của họ cho phép sạc điện thoại dù nó đang được đặt trong túi quần. Router này sẽ truyền tín hiệu qua tần số vô tuyến tới microchip tích hợp trong thiết bị để chuyển đổi tín hiệu đó thành dòng điện một chiều.

sac-khong-cham-dieu-ky-dieu-cua-smartphone-tuong-lai-2

WattUp (router màu trắng phía sau) sẽ nạp năng lượng không dây cho điện thoại và người dùng có thể theo dõi, quản lý qua ứng dụng trên máy.

Theo Energous, nếu sạc cùng lúc 4 thiết bị trong bán kính chỉ 1,5 mét, tốc độ sạc sẽ nhanh như giải pháp dùng dây cáp hiện nay. Tốc độ này sẽ chậm dần khi có nhiều thiết bị kết nối hơn hoặc ở khoảng cách xa router hơn. Người dùng có thể quản lý các thiếc bị đang sạc thông qua ứng dụng. Hiện WattUp đã có thể nạp năng lượng cho những thiết bị đòi hỏi ít điện năng như máy trợ thính.

Một số công ty khác cũng đang đầu tư cho công nghệ này như WiTricity, Nikola Labs... hay một công ty Ukrainia có tên XE đã xây dựng một bộ case cho điện thoại có thể giúp điện thoại kết nối không dây với bộ sạc cách đó 5 mét. 

Trong khi đó, Nikola Labs lại lo ngại rằng thế giới có thể sắp bước vào "cuộc chiến sóng" khi các bên phát triển những công nghệ sạc không tương thích nhau, dẫn đến cuộc chạy đua để được lựa chọn trở thành chuẩn sạc tương lai.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google