Thậm chí những nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon cũng vẫn có lỗ hổng mà kẻ xấu có thể lợi dụng.

Alibaba đã chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam thông qua thương vụ thâu tóm Lazada. Đây là một tin vui đối với những người tiêu dùng tại Việt Nam, bởi họ có thể dễ dàng mua đồ từ Trung Quốc với giá rẻ hơn và không phải thông qua trung gian. Tuy nhiên vấn đề hàng giả, hàng nhái và lừa đảo vẫn khiến người tiêu dùng rất lo lắng.

Mới đây, việc gã khổng lồ Amazon đầu tư vào thị trường Đông Nam Á đã khiến cho rất nhiều người kỳ vọng rằng nền tảng bán lẻ trực tuyến này cũng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam. Bởi đây là thương hiệu có tên tuổi và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử của thế giới.

Người ta nói mua đồ trên Amazon an toàn hơn các trang TMĐT khác, nhưng thật ra thì... - Ảnh 1.

Một tài khoản trên Amazon được đánh giá rất cao, nhưng lại bị tố là lừa đảo.

Tuy nhiên thực tế thì trên Amazon vẫn xảy ra những vụ lừa đảo đắng lòng. Cách đây không lâu, một tài khoản trên Amazon đã đăng tải hình ảnh chiếc iPhone 6s mới mua trên trang bán hàng trực tuyến này, với cái giá hơn 900 USD.

Nhưng khi nhận được chiếc iPhone mới mua và mở hộp thì người này đã vô cùng ngỡ ngàng khi bên trong chỉ là một cục đất sét cùng với một vài phụ kiện. Không hề có chiếc iPhone 6s nào trong hộp cả. Và đó là lúc họ nhận ra rằng mình đã bị lừa, bởi một tài khoản được đánh giá khá tốt trên Amazon.

Người ta nói mua đồ trên Amazon an toàn hơn các trang TMĐT khác, nhưng thật ra thì... - Ảnh 2.

Nạn nhân đặt mua iPhone 6s nhưng nhận được một cục đất sét.

Đó thực sự là điều ngạc nhiên, khi mà chiếc iPhone 6s này được đặt mua từ một tài khoản đã có hơn 570 đánh giá, trong đó có tới 69% là đánh giá 5 sao. Vậy tại sao một tài khoản được đánh giá cao như vậy lại có thể là kẻ lừa đảo trên Amazon?

Sự việc trở nên phức tạp hơn rất nhiều, khi mà kỹ sư phần mềm Cory Klein của Domo phát hiện ra các tài khoản báo cáo bị lừa đảo đều chỉ có đánh giá 1 sao. “Sự thật là không có người bán lừa đảo ở đây. Kẻ lừa đảo chính là những người mua chiếc iPhone này”, Klein cho biết trên blog của mình.

Người ta nói mua đồ trên Amazon an toàn hơn các trang TMĐT khác, nhưng thật ra thì... - Ảnh 3.

Một nạn nhân khác cũng gặp phải tình cảnh tương tự.

Cũng có lý do khi mà Klein tin rằng những người mua sau khi nhận được chiếc iPhone 6s, đã cố tình đánh tráo bằng một cục đất sét. Sau đó, họ báo cáo rằng mình đã bị lừa đảo với Amazon. Bằng chính sách bảo vệ khách hàng, Amazon có thể hoàn tiền cho họ.

Như vậy là những “nạn nhân” này vừa có chiếc iPhone 6s mới, vừa giữ được tiền của mình. Và nếu Amazon không chấp nhận hoàn lại tiền, họ chỉ cần bán lại chiếc iPhone 6s đó cho một người khác.

Không chỉ có một nạn nhận trong vụ việc này, mà có tới 2 tài khoản cùng chia sẻ một câu chuyện tương tự. Nó cho thấy rằng ngay cả trên Amazon bạn cũng có thể gặp phải những kẻ lừa đảo.

Chính vì vậy mà thương mại điện tử, đặc biệt là mô hình trung gian giữa người bán và người mua như Amazon vẫn luôn tồn tại những lỗ hổng mà kẻ xấu có thể lợi dụng.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google