Có vẻ Mỹ và Nga sẽ không còn độc bá trong cuộc đua mang tính cách mạng này nữa.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển các ứng dụng quân đội cho công nghệ thử nghiệm hệ thống vận chuyển cao tốc trong “chân không”, theo một nhà nghiên cứu tham gia vào một trong các dự án trên. Công nghệ đang phát triển sẽ bao gồm việc chứa hành khách trong các khoang và được phóng qua các ống chân không với tốc độ cao.

Nhà nghiên cứu cũng cho biết một phần dự án được hoàn thành ở Trung Quốc cũng như Mỹ đã được tài trợ bởi quân đội bởi lẽ công nghệ này hứa hẹn sẽ có ứng dụng cao trong việc phòng vệ.

Trong khi đó, một đội phát triển từ Mỹ cũng đang phát triển công nghệ này đã thử nghiệm tại sa mạc Nevada vào đầu tháng này. Một mẫu phương tiện thử nghiệm cơ bản “hyperloop” được chạy trên đường chạy mở đã đạt vận tốc 187 km/h chỉ sau 1,1 giây. Nhà phát minh và khởi nghiệp người Mỹ Elon Musk đã đưa ra ý tưởng này 3 năm về trước về việc phát triển công nghệ này. Mục đích của ông là đạt vận tốc 1.000 km/h, điều này sẽ cho phép việc di chuyển từ San Francisco đến Los Angeles chỉ trong vòng có 30 phút.

Các nhà báo và khách mời chiêm ngưỡng một ống phục vụ cho thử nghiệm động cơ đẩy không khí mở tại Hyperloop One ở North Las Vegas, Nevada, ngày 11 tháng 5 năm 2016.

Các nhà báo và khách mời chiêm ngưỡng một ống phục vụ cho thử nghiệm động cơ đẩy không khí mở tại Hyperloop One ở North Las Vegas, Nevada, ngày 11 tháng 5 năm 2016.

Ở Trung Quốc, một trong những trung tâm nghiên cứu công nghệ này là Phòng thí nghiệm Năng lượng kéo trọng điểm nhà nước đặt tại Trường Đại học Giao Thông Tây Nam ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Giáo sư Zhao Chunfa, thành viên một nhóm nghiên cứu phát biểu rằng ông không cảm thấy ấn tượng với cuộc thử nghiệm ở Mỹ. “Trên đường chạy dài hàng kilomet chúng ta có thể đạt vận tốc hơn 1000 km/h mà không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng công nghệ hiện tại”.

Zhao là nhà khoa học cấp cao đang phát triển tàu cao tốc vận hành trong chân không. Nó sẽ sử dụng đệm từ trường hay là công nghệ “Maglev” để nâng tàu lên đường ray và giảm ma sát. Theo ông, nhiều nhóm nghiên cứu đang phát triển công nghệ này ở Trung Quốc và một vài dự án không được tiết lộ cho công chúng vì lí do quân sự. “Tình trạng này diễn ra ở Mỹ khi việc nghiên cứu cũng từ yêu cầu bên quân đội”, ông cũng cho biết.

Theo ông Zhao, PLA cũng thích thú với công nghệ tàu chân không với nhiều lí do, ví dụ, phóng tên lửa từ ống chân không sẽ giảm lượng nhiên liệu cần sử dụng từ 60-70%. Điều này có nghĩa là một tên lửa có thể bay xa hơn hoặc mang được nhiều đầu đạn hơn. Ông cũng nói rang công nghệ này có thể đươc sử dụng để phóng máy bay phản lực chiến đấu. Nhiều đội nghiên cứu cũng đã thực hiện nhiều thí nghiệm để phóng vệ tinh quân đội lên quỹ đạo từ ống chân không

Một khu vực được nghiên cứu chuyên sâu có sự kết hợp các ống chân không với một railgun.

Một khu vực được nghiên cứu chuyên sâu có sự kết hợp các ống chân không với một railgun.

Một railgun sử dụng lực điện từ để tiêu diệt mục tiêu với các hạt nặng lượng cao và công nghệ tàu chân không có thể làm đơn giản hơn để tăng tốc vật được phóng lên tốc độ cao, theo một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cho biết. Theo Zhao, Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách tiếp cận khác nhau để phát triển công nghệ.

Đa số các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng hệ thống Maglev để nâng phương tiện di chuyển khỏi mặt đất để tránh tiếp xúc vật lí với đường ray khiến cho việc phát sinh ra lực ma sát và nhiệt cực kì lớn ở tốc độn cao. Công nghệ này ít phổ biến hơn ở Mỹ, ông cũng cho hay.

Một bản render giả tưởng công nghệ vận tải Hyperloop thực tế sẽ trông như thế nào tại Thung lũng Quay.

Một bản render giả tưởng công nghệ vận tải Hyperloop thực tế sẽ trông như thế nào tại Thung lũng Quay.

“Các khoang của tàu hyperloop được đề xuất bởi Musk sẽ “bay” lên trên không khí được nén lại tạo bởi các máy nén bên dưới tàu. Khoang sẽ được đẩy đi bởi từ trường tạo bởi các động cơ cảm ứng tuyến tính dọc theo đường ray. Nhưng công nghệ Maglev đắt hơn nhiều, trong khi đó khi nén lại khó điều khiển nên cả 2 công nghệ cần phải được cải tiến nhiều hơn trước khi ứng dụng vào thực tế.” Zhao chia sẻ.

“Ví dụ, một lượng nhiệt lớn có thể sinh ra từ tàu chân không khi đang chạy với tốc độ cao, nhưng năng lượng sẽ không có cách nào để thoát ra trong chân không. Hãy thử tưởng tượng ngồi trong một cái lò nướng bay với vận tốc 1000 km/h nhưng không có gió, nó hoàn toàn không thoải mái một chút nào.”

“Nhưng những thứ chúng tôi nghĩ là không thể trong hôm nay sẽ trở thành hiện thực trong 20-30 năm nữa. Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ quyết liệt trong cuộc đua này.” Ông kết luận.

Tham khảo: Techinsider

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google