Dù được nuôi từ bé nhưng bản năng hoang dã vẫn tiềm ẩn, khi gặp điều kiện hổ sẵn sàng tấn công kể cả đó là người chăm sóc hàng ngày.

Sau việc nhân viên chăm sóc tại trại nuôi của Công ty Thái Bình Dương (Bình Dương) bị hổ cắn chết ngày 23/9, một số chuyên gia lên tiếng cảnh báo về sự chủ quan của con người trong nuôi động vật hoang dã, nhất là thú lớn.

"Người chăm sóc đã quá chủ quan khi vào gần hổ, loài rất hung dữ để cho ăn. Việc này làm trái quy trình nuôi động vật hoang dã", tiến sĩ Vũ Ngọc Thành, từng làm việc tại Đại học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói. 

Theo quy trình, người nuôi không được vào chuồng cho động vật hoang dã ăn trực tiếp. Thông thường các chuồng nuôi thú lớn được ngăn làm hai, một bên để thức ăn và một bên loài vật ở. 

Chuồng nuôi ở Công ty Thái Bình Dương sát với nhà dân cách nay 7 năm. Ảnh: Nguyệt Triều

Chuồng nuôi ở Công ty Thái Bình Dương. Ảnh: Nguyệt Triều.

Tiến sĩ Thành cho biết, khi sức khỏe không tốt, điều kiện môi trường tác động, hoặc người chăm sóc dù thân quen nhưng có hành vi khác thường, hoặc mùi gì đó khác lạ..., hổ có thể bị kích động và tấn công người bất cứ lúc nào.

"Ngay cả trong rạp xiếc, hổ được huấn luyện kỹ nhưng vẫn tấn công chủ do tác động bên ngoài", ông Thành dẫn chứng. 

Một chuyên gia ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhấn mạnh đến tập tính hoang dã của hổ, dù được nuôi nhưng bản năng có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào. Vì thế con người cần cảnh giác và cách ly đặc biệt với hổ.

Một chuyên gia động khác cũng cảnh báo con người không nên đến gần loài hổ vì "đó là loài thú dữ với đặc trưng hung hãn, tính gây hấn cao và dễ bị kích động".

Trước đó ngày 23/9, ông Lương Văn Hải (40 tuổi, quê Thái Bình) cho con hổ cái nặng 120 kg ăn tại chuồng nuôi của Công ty Thái Bình Dương, phường Bình An, thị xã Dĩ An (Bình Dương) thì bất ngờ bị hổ cắn chết.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google