Cận Tinh này là ngôi sao gần nhất với Hệ Mặt Trời, chỉ cách có 4,2 năm ánh sáng và ta hoàn toàn có thể tới đó trong thế kỷ này.

Được cho là khám phá thiên văn lớn nhất thế kỷ, các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam Âu (European Southern Observatory – ESO) đã xác nhận rằng họ đã tìm ra được một hành tinh giống-Trái-Đất nằm ngoài Hệ Mặt Trời. Điều tuyệt vời là nó nằm trong vùng có thể duy trì sự sống trong Cận Tinh – Proxima Centauri, ngôi sao gần với hệ Mặt Trời của ta nhất, chỉ cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng.

Vào 12 tháng 8 năm nay, tin đồn về một hành tinh giống với Trái Đất nằm trong khu vực này đã lan truyền nhiều nơi. Như trên tuần san Der Spiegel của Đức, họ đã chắc chắn với độc giả rằng “có một hành tinh giống Trái Đất đang quay quanh Cận Tinh và rất có thể trên bề mặt hành tinh đó sẽ có nước, một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành nên sự sống”.

Giờ đây thì ta đã xác nhận được rằng tin đồn vào ngày 12 vừa rồi là đúng, đã có những bằng chứng rõ ràng về một hành tinh đang quay quanh Cận Tinh. Được đặt một cái tên tạm thời là Proxima b, đội ngũ ESO tính toán kích thước của nó to hơn Trái Đất khoảng 1,3 lần. Toàn bộ dự án nghiên cứu này được đặt tên là Pale Red Dot.

Proxima b chỉ cách Cận Tinh 7 triệu km, bằng 5% khoảng cách của Trái Đất tới Mặt Trời. Nhưng nhiệt độ của Cận Tinh kia thấp hơn của Mặt Trời rất nhiều, vì thế Proxima b vẫn nằm trong khoảng cách “có thể duy trì sự sống”. Với nhiệt độ ấy, Proxima b hoàn toàn có thể có được nước trên bề mặt của mình.

Từ khi hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đầu tiên được tìm thấy vào năm 1995, các nhà thiên văn học đã xác định được hơn 3.000 hành tinh như vậy đang quay xung quanh nhiều ngôi sao khác nhau trong vũ trụ rộng lớn. “Chúng ta đang sống trong một vũ trụ đầy những hành tinh giống Trái Đất”, anh Pedro Amado từ Viện Vũ trụ Andalucia nói trong cuộc họp báo của ESO. Một ngôi sao lùn đỏ như Cận Tinh đã từ lâu được các nhà khoa học tin là có những hành tinh nhiều đất đá, giống với Trái Đất quay quanh nó.

Theo như lời của trưởng ban nghiên cứu dự án Guillem Anglada-Escude của Đại học Queen Mary, London thì những dấu hiệu đầu tiên của hành tinh này đã xuất hiện từ hồi năm 2013, nhưng lúc ấy vẫn quá ít bằng chứng để khẳng định được phát hiện này.

Trưởng dự án nghiên cứu Guillem Anglada-Escude.

Trưởng dự án nghiên cứu Guillem Anglada-Escude.

Đội ngũ gồm 31 nhà khoa học đến từ 8 nước dựa vào hiệu ứng vật lý Doppler để tìm ra những sự lay động trong quang phổ ánh sáng phát ra từ Cận Tinh hàng xóm của chúng ta này, tiến về Trái Đất với chu kì 11,2 ngày và với tốc độ gần 5 km/h. Những lay động này hoàn toàn có thể được tạo ra bởi lực hấp dẫn của một vệ tinh Cận Tinh nào đó. Bằng việc kết hợp dữ liệu từ dự án nghiên cứu Pale Red Dot với những dữ liệu trong các năm từ 2000 cho tới 2014, các nhà thiên văn học đã xác nhận có một điểm vọt nhất định trong những lay động này. Chính điểm vọt này mang dữ liệu cần thiết để các nhà khoa học có thể xác định đây là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có kích cỡ bằng Trái Đất.

Ta đã có được công nghệ để phát hiện ra Proxima b ít nhất là 10 năm nay rồi, tại sao ta lại phát hiện ra Cận Tinh có một hành tinh giống Trái Đất muộn như vậy? Đó là bởi hoạt động của Cận Tinh là khá nhiều, và chính độ sáng tự nhiên của nó có thể tạo ra một “tín hiệu giả” làm các nhà khoa học nhận định sai. Vì thế các nhà khoa học phải quan sát kĩ lưỡng trước khi xác nhận rằng ta có thể tìm thấy được một hành tinh có sự sống chỉ cách Hệ Mặt Trời 4,2 năm ánh sáng.

Vẫn chưa chắc chắn rằng hành tinh này có một bầu khí quyển hay chưa. Bởi lẽ Cận Tinh là một ngôi sao hoạt động mạng, Proxima b có thể phải chịu ảnh hưởng từ những kia bức xạ cao hơn 400 lần những gì chúng ta trải nghiệm trên Trái Đất. Những tia bức xạ mạnh ấy có thể thổi bay được tầng khí quyển của hành tinh này.

Nhưng điều này vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nhà thiên văn học Ansgar Reiners tại Đại học Gottingen, Đức nói rằng việc này dựa phần nhiều vào cách mà hành tinh này hình thành. Nó được tạo nên gần với Cận Tinh hay nó được hình thành từ xa từ lúc có nước hiện diện trên đó và gần tiến lại Cận Tinh trong khoảng thời gian sao này? Nếu là trường hợp thứ hai, thì tỉ lệ tồn tại một bầu khí quyển nơi đây sẽ cao hơn rất nhiều.

Vẫn còn nhiều phép thử khác dẫn tới nhiều hệ quả khác nữa, gồm cả việc có một bầu khí quyển cũng như tồn tại nước trên Proxima b”, ông Reiners nói. “Chúng tôi không chắc chắn điều gì cả, nhưng tỉ lệ rất cao chỉ ra rằng nơi đây tồn tại một bầu khí quyển riêng”. Ta có được những điều kiện cần cho sự sống hình thành tại Proxima b.

Tuổi đời của Cận Tinh là vào khoảng vài nghìn tỷ năm, từng đó tuổi là nhiều hơn ít nhất là một nghìn lần tuổi đời còn lại của Mặt Trời chúng ta”, Abraham Loeb tại Đại học Harvard nói. “Một hành tinh đá quay quanh Cận Tinh sẽ là nơi hợp lý để chúng ta có thể di cư tới, khi mà Mặt Trời của chúng ta tắt ngấm trong 5 tỷ năm nữa”.

Hệ Mặt Trời (bên trái) so với Hệ của Cận Tinh (bên phải).Vùng xanh lá cây bên phải là vùng có thể duy trì sự sống của Cận Tinh, với quỹ đạo của Proxima b nằm trong đó.

Hệ Mặt Trời (bên trái) so với Hệ của Cận Tinh (bên phải).
Vùng xanh lá cây bên phải là vùng "có thể duy trì sự sống" của Cận Tinh, với quỹ đạo của Proxima b nằm trong đó.

Abraham Loeb hiện đang là chủ tịch cố vấn cho chương trình Starshot Initiative trị giá 100 triệu USD của tỷ phú người Nga Yuri Milner. Được công bố hồi tháng Tư vừa rồi, đây là một chương trình nghiên cứu và thiết kế nên nền móng cho việc du hành giữa các vì sao. Bước đầu tiên của họ là tạo ra những “tàu nano” có thể đi với vận tốc bằng 20% vận tốc ánh sáng. Một con tàu như vậy sẽ có thể lên tới Cận Tinh trong khoảng thời gian 20 năm.

Theo như giáo sư Loeb, việc khám phá ra một hành tinh có thể duy trì sự sống trong khu vực Cận Tinh sẽ tạo ra một điểm đến tuyệt vời cho con tàu vũ trụ tương lai này. Một con tàu có được hệ thống chụp ảnh và theo dõi từ trên không sẽ cung cấp cho chúng ta những hình ảnh rõ nét nhất của hành tinh Proxima b này. Sự tò mò về việc hành tinh này liệu có thể duy trì sự sống hay bản thân nó đã có sự sống sẽ khiến cho đội ngũ dự án Starshot Initiative khẩn trương hơn trong việc nghiên cứu, thiết kế.

Điều mong muốn nhất của chúng ta hiện tại là trong thế hệ người tiếp theo, ta có thể phóng lên những còn tàu nano này. Hiện tại ta đã có một mục tiêu rõ ràng và thú vị cho cuộc hành trình kéo dài cả chục năm trời. Chỉ nội trong vòng thế kỷ này, ta sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi “Liệu con người có cô đơn trong vũ trụ rộng lớn này?”

Tham khảo ESO/Gizmodo

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google