Vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại hình ảnh nhật thực kép xảy ra khi Trái Đất và Mặt Trăng lần lượt đi qua che khuất Mặt Trời.

ve-tinh-chup-duoc-canh-nhat-thuc-kep-hiem-gap

Hiện tượng nhật thực một phần có thể quan sát từ Sandton, Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: Rex.

Theo Mirror, vệ tinh quan sát Mặt Trời SDO của NASA hôm 1/9 ghi lại hình ảnh nhật thực kép hiếm gặp trong vũ trụ, xảy ra khi Trái Đất và Mặt Trăng cùng đi qua Mặt Trời, che khuất tầm quan sát của ống kính máy ảnh trên vệ tinh.

Hình ảnh chụp được từ SDO cho thấy Trái Đất đi qua Mặt Trời trước, sau đó tiếp tục Mặt Trăng che khuất Mặt Trời. Hai thiên thể được phân biệt dựa vào bóng của chúng. Bóng Trái Đất mờ nhạt do hấp thụ một phần ánh sáng Mặt Trời vào bầu khí quyển, còn bóng Mặt Trăng rõ nét hơn.

Hiện tượng nhật thực này được gọi là "nhật thực hình khuyên" vì bóng Mặt Trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ Mặt Trời, tạo nên một "vòng tròn lửa" bao quanh nó.

ve-tinh-chup-duoc-canh-nhat-thuc-kep-hiem-gap-1

Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, tạo thành "vòng tròn lửa". Ảnh: AFP.

Hiện tượng thiên văn hiếm gặp này có thể quan sát từ vũ trụ và cả trên mặt đất, tại một số vùng phía nam và trung tâm châu Phi.

Xem thêm: Cách lý giải nhật thực của người cổ đại

Hiền Anh

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google